CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN QUÝ MÃO 2023, CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, "CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ", "VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM ", LẤY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  22/05/2022     |  Lượt xem 1401   

Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022. Ngày 19/5/2022, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1288/UBND-PVHCC&KSTT về việc thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh và số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Theo đó, UBND tỉnh đã đánh giá việc các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung nỗ lực, cố gắng trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, tích cực triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh trực tuyến được tiếp nhận và xử lý của các sở, ban, ngành tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh có những tiến triển, đạt tỷ lệ cao so với các năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chậm thực hiện, chưa thực sự quan tâm; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính phát sinh trực tuyến ở mức 3, mức 4 còn thấp hoặc không phát sinh, đặc biệt tại Bộ phận Một cửa của UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

Trong năm 2022, nhằm tạo bước đột phá trong cải cách hành chính, nhất là giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền và địa phương, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai một số nhiệm vụ như sau:

1. Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, cập nhật hồ sơ thủ tục hành chính đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giải quyết thủ tục hành chính.

100% hồ sơ thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được tiếp nhận phải thực hiện số hóa thành phần hồ sơ, giấy tờ và cập nhật kết quả giải quyết trên Phần mềm một cửa điện tử tỉnh theo lộ trình tại Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh về số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Chỉ đạo, quán triệt công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh, Bộ phận Một cửa tại UBND cấp huyện và Bộ phận Một cửa tại UBND cấp xã thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến phát sinh của người dân và doanh nghiệp nộp trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

Tăng cường hướng dẫn người dân và doanh nghiệp đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, tập trung ưu tiên nguồn lực về con người sẵn sàng phục vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với tất cả các thủ tục hành chính đủ điều kiện và có phát sinh hồ sơ. Mục tiêu đến hết năm 2022, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt từ 50% trở lên đối với các sở, ban, ngành tỉnh và từ 40% trở lên đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên tổng số hồ sơ tiếp nhận trở lên; các năm tiếp theo tăng thêm từ 10% đến 20%.

- Các sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh căn cứ Quyết định công bố thủ tục hành chính, Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành, lĩnh vực đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh, đảm bảo 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; không thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính trong 3 năm gần nhất không phát sinh hồ sơ (bao gồm cả trường hợp tiếp nhận trực tiếp, trực tuyến và qua bưu chính công ích).

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để đảm bảo thống nhất danh mục thủ tục hành chính chung được cung cấp trực tuyến đối với cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, quán triệt công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, Bộ phận Một cửa cấp xã tăng cường hướng dẫn người dân nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến; đặc biệt tại cấp xã, tạo mọi điều kiện để người dân có thể tiếp cận và nộp hồ sơ thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến, qua đó nâng cao nhận thức, chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước.

Phối hợp với các Sở, ngành thực hiện rà soát toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã đề xuất danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 gửi các sở, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh tổng hợp đảm bảo đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện ở mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong năm 2022.

- Tăng cường hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh triển khai công tác  số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu theo quy định, nhằm tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã có trên hệ thống.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và các tiện ích khác trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để tạo hiệu ứng lan tỏa trong triển khai thực hiện.

3. Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; nhất là đối với công chức, viên chức tại UBND các xã, phường, thị trấn phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Nguồn: HC-TH (TMC)

 
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 795767