CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN QUÝ MÃO 2023, CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, "CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ", "VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM ", LẤY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  29/07/2022     |  Lượt xem 275   

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 29.7,  Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về kết quả thực hiện các chương trình MTQG 6 tháng đầu năm 2022, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2022; khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình MTQG. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG dự chỉ đạo hội nghị. 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên
 

Dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên có đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3 chương trình MTQG được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo các báo cáo tại hội nghị, đến nay, hầu hết các địa phương đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý, điều hành các chương trình MTQG. Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương và giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình MTQG. Theo đó, đã giao hơn 92.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương, trong đó, chương trình giảm nghèo bền vững 18.000 tỷ đồng; chương trình xây dựng nông thôn mới 27.000 tỷ đồng... Đến ngày 25.7, đã có 27 địa phương thông qua nghị quyết phân bổ vốn, trong đó có 13 địa phương hoàn thành việc giao kế hoạch vốn. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG còn chậm, chưa đồng bộ, kịp thời. Việc giao kế hoạch vốn năm 2022 chậm dẫn đến việc các địa phương chậm triển khai và giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, từ cuối năm 2021 đến nay, nhiều cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý để thực hiện 3 chương trình MTQG đã được Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành ban hành. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn chưa được các bộ, ngành ban hành. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều địa phương HĐND tỉnh chưa thông qua nghị quyết về phân bổ vốn. Vì thế, các tỉnh, thành phố phải nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ này. Đối với các kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các ngành rà soát lại để điều chỉnh. Các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn. 

Đối với các nguồn ngân sách đã được phân bổ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai ngay, đặt mục tiêu giải ngân hết nguồn vốn trong năm 2022. Đồng thời, các địa phương từ tỉnh đến huyện, xã phải thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện 3 chương trình MTQG. Các ban, bộ, ngành Trung ương tiếp tục rà soát, đánh giá, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tích cực, quyết liệt thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình MTQG.

Tại tỉnh ta, thực hiện 2 chương trình MTQG gồm: xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, thời gian qua, tỉnh đã xây dựng, ban hành kế hoạch và rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2022 bảo đảm mục tiêu đề ra. Tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025; triển khai đồng bộ các giải pháp để huy động nguồn lực thực hiện các chương trình MTQG. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững…

Phát biểu tại điểm cầu Hưng Yên, đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định, tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình MTQG theo các nghị quyết, quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Đến nay, nhiều sở, ngành tỉnh đã có văn bản hướng dẫn cụ thể trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, một số tiêu chí hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện. 

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Ngọc Quỳnh yêu cầu các sở, ngành khẩn trương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách. Các sở, ngành, địa phương bám sát chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh để thực hiện bảo đảm tiến độ và chất lượng. 

 

Nguồn tin: baohungyen.vn

 
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 798691