CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN QUÝ MÃO 2023, CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, "CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ", "VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM ", LẤY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  16/09/2021     |  Lượt xem 311   

Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ về xây dựng và hoàn thiện thể chế

Ngày 16.9, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì tại điểm cầu Chính phủ.

Dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu xác định rõ xây dựng và hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, lấy quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, phòng, chống tham nhũng; tạo lập được khuôn khổ pháp lý thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế trong các lĩnh vực được coi là “điểm nóng”, đang được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người dân quan tâm; kịp thời ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như: Pháp luật về môi trường, đất đai, an sinh xã hội, tài chính, hợp tác công - tư; hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát bằng hệ thống pháp luật; ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới. Đề ra định hướng, xác định nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật cho nhiệm kỳ 2021-2026, định hướng đến năm 2030...

Trên cơ sở gợi mở của Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu đã thảo luận tập trung làm rõ một số điểm như: Đánh giá tổng quan về những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật; nhận diện các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng, các giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, nhất là trong việc thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận những kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung cần tập trung thực hiện: Trước hết cần nâng cao nhận thức của việc xây dựng và thể chế hóa sao cho xứng tầm, muốn vậy cần tập trung đầu tư cho phát triển bền vững, đầu tư cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất; thể chế hóa là đòn bẩy kiến tạo, phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất, mang tính chiến lược nhằm phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Việc rà soát, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế cần tôn trọng thực tế, lấy thực tiễn làm thước đo điều chỉnh; chính sách, pháp luật phải hướng đến người dân, doanh nghiệp để phát huy, khai thác tối đa nguồn lực. Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực thi pháp luật; hướng dẫn thực thi pháp luật cần tập trung, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Quá trình thực thi pháp luật phải hiểu sâu, nắm chắc, vận dụng đúng pháp luật. Việc phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, quy định rõ trách nhiệm, bố trí nguồn lực phù hợp, cắt giảm thủ tục hành chính, chống các biểu hiện tiêu cực trong xây dựng thể chế; đổi mới quy trình làm luật; linh hoạt trong vận dụng pháp luật trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc làm cốt lõi…

                                                                                                                                                                     Nguồn tin: baohungyen.vn

 
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 804230